STUDY OF HABITAT OF TONKIN SNUB-NOSED MONKEY IN QUAN BA FOREST

Watershed forest in Quan Ba District, Ha Giang province habours the second largest population of Tonkin Snub-nosed Monkey (TSM). However, this population is facing with high danger of extinction. One of the most significant threats to the population is a habitat degradation and disturbance by local residents (Nguyen Xuan Dang et al. 2019). During 2019 -2023, CeREC carried out various field studies in the area to understand the habitat features and to assess key threats to the habitat. These data will be used as a scientific basis for the habitat protection and the conservation of TSM population in this area. This study used two main survey methods: Line transects and sampling plots (Picture 1)


Picture 1. Sampling plot survey

The study results show that of the 5000 ha TSM forest habitat, 4213.16 ha are natural forest with the forest coverage of 92.3%. A distinction can be made between 2 forest types: montane evergreen broadleaf forest (2280.35 ha, 54.1% of the total forest area) and limestone evergreen broadleaf forest (1,932.81 ha, 45.9%). Most of the natural forest has been affected by livelihood activities of local people and transformed into rich, medium, poor and rehabilitation status. Rich forest includes 223.12 ha (5.3% of the total forest area), medium forest 2366.66 ha (56.17%), poor forest 512.01 ha (12.15%) and rehabilitation forest 1111.37 ha (26.38%).
Four main habitat types for the TSM were identified: Type 1 - little and moderately affected limestone evergreen broadleaf forest (920.09 ha; 21.8%) (Picture 2); Type 2 - little and moderately affected montane evergreen forest (1669.69 ha; 39.6%) (Picrure 3); Type 3 - strongly affected limestone evergreen forest (1012.72 ha; 24.0%) (Picture 4) and Type 4 - strongly affected montane evergreen forest (610.66 ha; 14.6%).


Picture 2. Little affected limestone evergreen broadleaf forest


Picture 3. Moderately affected montane broadleaf forest forest (SC2). Photo: Nguyen Tien Dat.


Picture 4. Strongly affected limestone broadleaf forest

The TSM are most frequently occured in type 1, less in type 2, very rarely in type 3 and not found in type 4. Totally, the suitable habitats for the snub-nosed monkeys (type 1 and type 2) comprises about 2589.78 ha (61.47%). Current core active area of the TSM population is about 1000 ha of type 1 in Hill 754, Doi Vau, Ta Sin Ho mountain, Then Chu Phin mountain, Dao Dan Chai mountain. Main features of each habitat type are described in detail including forest types, forest area, forest layer structure, and dominant tree species in each layers.
Four main threats to habitats were identified. Ranking scores indicate that that “farming of cardamom under the forest canopy” is the most influential threat with “very high” rank level, then follow “selective cutting of trees with high economic value” with “high” rank level “exploiting firewood to dry Cardamom products“ with “medium” rank level and “exploiting non-timber forest products” with “low” rank level.
Five urgent measures to protect the important habitat for the TSM population are recommended: 1. Implementing strict measures to control cardamom farming under the forest canopy in the important habitat areas; 2. Implementing regular forest protection patrol and monitoring of the snub-nosed monkeys; 3. Implementing a community-based conservation program; 4. Increasing awareness of local people on forest protection, snub-nosed monkey and biodiversity conservation; 5. The early designation of a species and habitat conservation area to support protection and conservation.

For more details please refer to our publication in Vietnamese Journal of Primatology (2023) vol. 3(4), 1-12.

NGHIÊN CỨU SINH CẢNH CỦA VOỌC MŨI HẾCH Ở RỪNG QUẢN BẠ

Rừng đầu nguồn ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang là nơi có quần thể Voọc mũi hếch (VMH) lớn thứ hai của loài. Tuy nhiên, quần thể này đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao. Một trong những mối đe dọa đáng kể nhất đối với quần thể là sự suy thoái và quấy nhiễu sinh cảnh sống do người dân địa phương gây ra (Nguyễn Xuân Đặng và cộng sự 2019). Trong giai đoạn 2019 -2023, CeREC đã thực hiện nhiều chuyến nghiên cứu thực địa trong khu vực để tìm hiểu các đặc điểm của sinh cảnh và đánh giá các mối đe dọa chính đối với sinh cảnh của VMH. Những dữ liệu này sẽ được sử dụng làm cơ sở khoa học cho việc bảo vệ sinh cảnh và bảo tồn quần thể VNH trong khu vực này. Nghiên cứu này sử dụng hai phương pháp khảo sát chính: Khảo sát theo tuyến và theo ô mẫu (Hình 1)

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, trong khoảng 5.000 ha sinh cảnh hiện tại của quần thể VMH có 4.213,16 ha là rừng tự nhiên, tỷ lệ che phủ của rừng là 92,3%. Có 2 kiểu rừng chính: Rừng lá rộng thường xanh núi đất (2280,35 ha, chiếm 54,1% tổng diện tích rừng) và Rừng lá rộng thường xanh núi đá vôi (1.932,81 ha, chiếm 45,9%). Hầu hết rừng nguyên sinh đã bị tác động bởi các hoạt động sinh kế của người dân địa phương và chuyển sang các trạng thái: giàu, trung bình, nghèo và phục hồi. Diện tích “rừng giàu” là 223,12 ha (5,3% tổng diện tích rừng), “rừng trung bình” là 2366,66 ha (56,17%), “rừng nghèo” là 512,01 ha (12,15%) và “rừng phục hồi” là 1111,37 ha (26,38%).
Nghiên cứu đã xác định được 4 kiểu sinh cảnh chính của VMH, bao gồm: Hab.1 - Rừng lá rộng thường xanh trên núi đá vôi bị tác động ít và trung bình (920,09 ha; 21,8%) (Hình 2); Hab.2 - Rừng lá rộng thường xanh trên núi đất bị tác động ít và trung bình (1669,69 ha; 39,6%)(Hình 3); Hab.3 - Rừng lá rộng thường xanh trên núi đá vôi bị tác động mạnh (1012,72 ha; 24,0%) (Hình 4) và Hab.4 - Rừng lá rộng thường xanh trên núi đất bị tác động mạnh (610,66 ha; 14,6%). VMH xuất hiện nhiều nhất ở sinh cảnh Hab.1, ít hơn ở sinh cảnh Hab.2, rất hiếm khi ở sinh cảnh Hab.3 và không gặp ở sinh cảnh Hab.4. Tổng cộng, diện tích các sinh cảnh thích hợp cho VMH (Hab.1 và Hab.2) khoảng 2589,78 ha (61,47%). Tuy nhiên, khu vực hoạt động chính hiện tại của quần thể VMH khoảng 1000 ha của sinh cảnh Hab.1 ở Đồi 754, Đồi Vẩu, núi Tả Sìn Hồ, núi Thèn Chu Phìn, núi Dào Dần Chải. Các đặc điểm chính của từng kiểu sinh cảnh được mô tả chi tiết bao gồm: kiểu rừng, diện tích rừng, cấu trúc rừng, loài chiếm ưu thế trong từng tầng rừng.

Bốn mối đe dọa chính đối với sinh cảnh sống của VMH đã được xác định và mô tả. Đánh giá xếp hạng cho thấy “Trồng thảo quả dưới tán rừng” là mối đe dọa có ảnh hưởng lớn nhất với mức xếp hạng “rất cao”, tiếp đến là “Chặt cây chọn lọc có giá trị kinh tế cao” với mức xếp hạng “cao”; “Khai thác gỗ sấy sản phẩm thảo quả” với mức xếp hạng “trung bình” và “Khai thác lâm sản ngoài gỗ” với mức xếp hạng “thấp”.

Năm biện pháp cấp bách để bảo vệ sinh cảnh VMH được khuyến nghị, bao gồm: Thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ việc trồng Thảo quả dưới tán rừng trong khu vực sinh cảnh của VMH; Thực hiện thường xuyên công tác tuần tra bảo vệ rừng, giám sát VMH; Thực hiện chương trình bảo tồn dựa vào cộng đồng; Nâng cao nhận thức của người dân địa phương về bảo vệ rừng, bảo tồn TSM và đa dạng sinh học; Sớm công bố khu vực nghiên cứu là Khu bảo tồn VMH để tối ưu hóa tình trạng bảo tồn đa dạng sinh học của khu vực.

Để biết thêm chi tiết xin tham khảo bài báo đã công bố của chúng tôi trong Vietnamese Journal of Primatology (2023) vol. 3(4), 1-12