CeREC collaborates with Vietnam Central VTV2 for Biodiversity Conservation - Trung tâm CeREC hợp tác với VTV2 để tuyên truyền bảo tồn đa dạng sinh học

Xem tiếng Việt 

On 26 December, 2013, "Green Vietnam" Programme journalists visited CeREC Office for interviewing on biodiversity values of Vietnam's limestone forest ecosystems and discussion on further bilateral collaboration on biodiversity conservation awareness education. On behalf of CeREC Directorate, the CeREC Deputy Directors, Associate Prof. Dr. Nguyen Xuan Dang and Dr. Ngo Xuan Tuong received the VTV2 journalists. During the meeting, the principal agreement on further collaboration between both parties was achieved, Associate Prof. Dr. Nguyen Xuan Dang and Dr. Ngo Xuan Tuong gave a short VTV2 interview answers on biodiversity values of limestone forest ecosystems of Vietnam.

                               Pic1. Associate Prof. Dr. Nguyen Xuan Dang answering the VTV2 interview

Vietnam has about 1,152,000 ha of limestone mountains, of which about 400,000 ha (about 35%) is covered by evergreen forests. Biodiversity values of Vietnam's limestone forests are very high and have not been properly assessed. Some prominent threatened species include as plants: Cupressus torulosa, Pseudotsuga brevifolia,  Burretiodendron  tonkinensis, Calocedrus macrolepis, Taxus chinensis, Keteleeria davidiana; as animals: Caovit gibbon (Nomascus nasutus), Northwestern black gibbon (Nomascus concolor), Tonkin snub-nosed monkey (Rhinopithecus avunculus), Cat Ba langur (Trachypethicus poliocephalus), Delacour langur (Trachypithecus delacouri), Hatinh langur (Trachypithecus hatinhensis), etc. 

 Pic 2. Dr. Ngo Xuan Tuong is showing his studies on limestone biodiversity

Several limestone landscapes in Vietnam are recognized as global biodiversity centers such as Northern Highland Limestone, Hoang Lien Son Mountain, Northern Indochina Limestone, Northern Annamite, Central Indochina Limestone, Central Annamite, etc. Limestone forest ecosystems are very fragile, when being destroyed, they are very difficult to recovered, so protection of limestone forest ecosystems and their biodiversity values from destruction must be at top priority.

Trung tâm Tài nguyên, Môi trường và Biến đổi Khí Hậu (CeREC)  hợp tác với  Chương trình "Việt Nam xanh' của VTV2 để tuyên truyền bảo tồn đa dạng sinh học

Ngày 26/12/2013, các phóng viên chương trình "Việt Nam xanh" của đài truyền hình trung ương VTV2 đã đến văn phòng của Trung tâm CeREC để trao đổi thông tin và thảo luận về kế hoạch hợp tác giữa 2 bên về tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo tồn đa dạng sinh học. PGS. TS. Nguyễn Xuân Đặng, Phó giám đốc và TS. Ngô Xuân Tường đã đón tiếp và làm việc với các phóng Viên. Hai bên đã thống nhất về nguyên tắc hợp tác giữa 2 bên trong thời gian tới. PGS. TS. Nguyễn Xuân Đặng và TS. Ngô Xuân Tường đã trả lời phỏng vần của VTV2 về các giá trị đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi của Việt Nam và các giải pháp tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái này. Hình 1. PG S. T S. Nguyễn Xuân Đặng trả lời phỏng vấn của VTV2 

Việt Nam có khoảng 1.152.000 ha núi đá vôi, trong đó khoảng 400.000 ha (khoảng 35% diện tích) có rừng thường xanh bao phủ. Các giá trị đa dạng sinh học của rừng trên núi đá vôi được đánh giá là rất cao nhưng đến này vẫn chưa được ngiên cứu đánh giá thỏa đáng. Có nhiều  loài thực vật, động vật đặc trưng cho các hệ sinh thái núi đá vôi đang bị đe dọa tuyệt chủng như: về thực vật có các loài Cupressus torulosa, Pseudotsuga brevifolia, Burretiodendron tonkinensis, Calocedrus macrolepis, Taxus chinensis, Keteleeria davidiana,...; Về động vật có các loài như Vượn cao vít (Nomascus nasutus), Vượn đen đông bắc (Nomascus concolor), Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus), Voọc cát bà (Trachypethicus poliocephalus), Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri), Voọc hà tĩnh (Trachypithecus hatinhensis),.... Hình 2. TS. Ngô Xuân Tường da giới thiệu về một số kết quả nghiên cứu về hệ sinh thái núi đá vôi

Một số vùng cảnh quan núi đá vôi của Việt Nam được thế giới công nhận là các trung tâm đa dạng sinh học toàn cầu như: Cao nguyên núi đá phía Bắc, Núi Hoàng Liên, Vùng núi đá vôi Bắc đông Dương, Bắc Trường Sơn, Trung Trường Sơn,... Các hệ sinh thái rừng núi đá vôi rất dễ bị tổn thương và một khi đã bị tàn phá thì rất khó phục hồi lại. Vì vậy, bảo vệ các hệ sinh thái núi đá vôi và các giá trị đa dạng sinh học của chúng phải được ưu tiên hàng đầu.

Hình 3. Rừng thường xanh trên núi đá vôi ở VQG Bach Ma, tỉnh Thừa Thiên Huế - Limestone Evergreen Forest in Bach Ma NP, Thua Thien Hue Province