A new species Hoya hanhiae (Apocynaceae, Asclepiadoideae) from Central Vietnam - Phát hiện loài Cẩm cù hạnh Hoya hanhiae mới cho khoa học

PHÁT HIỆN LOÀI CẨM CÙ HẠNH MỚI CHO KHOA HỌC [Xem>>] 

Hoya R. Br. (Apocynaceae, Asclepiadoideae) consists of over 200 species that occur in tropical South-East Asia, tropical islands of Pacific Ocean, and Queensland. Of which, twenty four species were reported from Vietnam up to now. During recent field trip, another specimen of Hoya was found in Quang Tri and Khanh Hoa provinces, central Vietnam. After studies of collections stored in Vietnamese Herbaria (HN, HNU, HNIP, VNM) and Herbaria of Komarov Botanical Institute (LE), we propose description of our plant as a new species for science.

Fig. 1 Pink coloration of Hoya hanhiae. Photo by Nguyen Thuy Hanh

 Hoya hanhiae V. T. Pham et Aver., sp. nov. Epiphytic semiwoody vine with white latex. Young stems, petioles and peduncles pubescent, glabrous when old. Stems twisted, 3–5 m long, rooting at nodes and internodes, green when young, turning brown green, white-gray when old, terete, 2.5–4 mm in diam., with swollen nodes, internodes to 12 cm long. Leaves decussate, fleshy; petiole twisted, hairy when young, 1.5–3.5(5) cm long, 3–4(6) mm in diam., terete, dark green with dirty purple marks; leaf blade ovate to broadly ovate, glabrous, 6–17 cm long, 4–10 cm wide, rounded to cuneate at the base, shortly acuminate at apex, with entire, slightly revolute margin, 3–5 veined from the base with the 2 veins nearest the magins usually indistinct, visible adaxially, obscure abaxially; secondary veinlets anastomosing-reticulate, glossy green adaxially, dull white-grey, uneven abaxially, with concave veins in old marcescent leaves. Inflorescences extra-axillary, semi-globose, many flowered umbel-like; peduncle terete, 2.5–9 cm long, 2–4 mm in diam., swollen at apex, green to dull green. Flowers 25–43, pedicels light yellow to pink, tinged with purple, slender, glabrous, 1.5 cm long, about 0.75 mm in diam.; calyx of 5 sepals, light yellow or light pink, sometimes tinged with dirty purple, triangular, acute, glabrous, about 1.5 mm long, 1 mm wide; corolla 5-lobed, fleshy, pale yellow to pink-purple, about 1 cm in diam.; lobes broadly ovate, outside glabrous with obscure veins, inside pubescent, about 4 mm long, 3 mm wide, spreading; apex subacute, margins slightly recurved; corona of 5 segments, 3–3.5 mm in diam., concave at center; corona segments more or less erect, pink to pink-purple, glossy, grooved outside, 1.8–2 mm tall, 0.9–1.1 mm wide, oblong from side view, ovate from above, outer angle subacute, light pink, inner angle acute, red-pink; pollinarium with two oblong, golden-yellow, pollinia about 0.6 mm long, 0.2 mm wide, corpusculum chestnut, about 0.15 mm long and wide; ovaries 2, free, superior, light green, bottle shaped, about 1.2–1.5 mm tall, 0.9–1.1 mm wide. Follicles narrowly-ensiform, about 10 cm long, 0.6–0.8 cm in diam., light green with many dirty purple marks. Seeds many, spindle shaped, about 6 mm long, 1 mm wide, apically with white silky coma, 3 cm long.

 Fig. 2 Hoya hanhiae sp. nov. (a) flowering plant in natural habitat, (b) eaves, (c) inflorecscences with flowers of various coloration, (d) inflorescence, view from below, (e)flowers, frontal and half-side views, (f) flowers and their parts, (g) fruits, (h) seeds.Photographs by Le Tuan Anhand Nguyen Thuy Hanh, design and image correction by L.Averyanov.

Etymology: The species is named after plant discoverer Mrs. Nguyen Thuy Hanh.
Distribution: Lowland coastal areas of Quang Tri (Hai Lang distr.) and Khanh Hoa (vicinities of Nha Trang city) provinces in central Vietnam.
Ecology: This species was observed as an epiphytic creeping vine on large old trees in secondary tropical evergreen seasonal broad-leaved lowland swamp forest on sandy soil at elevation 10-50 m a.s.l., near sea shore. As dominants trees and shrubs in habitats of H. hanhiae were observed Uvaria cordata, Cereus repandus, Tetracera sarmentosa, Barringtonia acutangula, Sterculia lanceolata, Salacia wrightii, Syzygium bullockii, Memecylon umbellatum, Carallia brachiata, Gluta wrayi, Acronychia pedunculata, Fagraea fragrans, Garcinia sp., Lithocarpus sp.
Phenology: Flowering was sporadically observed from June to August. Flowers open at late afternoon and close to next day morning, caducous in 3-4 days. Fruits were seen in August.
Similar species: Hoya hanhiae is similar to H. macrophylla Bl. and H. verticillata (Vahl) G. Don which could be found in Vietnam but can be distinguished morphologically as summarized in Table bellow.

 Characters  H. hanhiae  H. macrophylla  H. verticillata
 Leave blade (cm)  6–17 X 4–10  4.5–18 X 2.5–8.8  7–14 X 3.5–6.5
 Petiole (cm)  1.5–3.5(5)  1.5–3  0.5–2.5
 Primary vein  visible above, obscure below  distinct on both sides  obscure on both sides
 Inflorescence  extra-axillary  Axillary  extra-axillary
 Peduncle (cm)  2.5–9  2–5  3-7
 Pedicel (cm)  1.5  1-2  2.5-3
 Flower color  light pale yellow or pink-purple  white tinged with pink at tip of lobes  white
 Calyx segment tip  acute  acute  obtuse
 Corolla diam. (cm)  1  1.8  1.5
 Corolla diam. (cm)  inside pubescent  inside pubescent  inside glabrous or weakly pubescent
   broadly ovate, subacute  ovate, acute  ovate, acute
 Corona lobe  subacute  triangular  lanceolate

Fig. 3.Yellow coloration of Hoya hanhiae. Photo by Tran Thi Thu Hien

The article was accepted by Nordic Journal of Botany (http://www.nordicjbotany.org/accepted-article/hoya-hanhiae-sp-nov-apocynaceae-asclepiadoideae-central-vietnam) (The definitive version is available at www.blackwell-synergy.com).

Posted by CeREC. Writen by Pham Van The

 CẨM CÙ HẠNH (Hoya hanhiae) LOÀI THỰC VẬT MỚI PHÁT HIỆN CHO KHOA HỌC Ở MIỀN TRUNG VIỆT NAM 

Các nhà thực vật Việt Nam và Nga, trong đó có một thành viên của CeREC vừa phát hiện và mô tả một loài thực vật mới cho khoa học thuộc phân họ Thiên lý (Asclepiadoideae), họ Trúc Đào (Apocynaceae) với tên gọi Cẩm cù hạnh (Hoya hanhiae). Công bố này đã nâng tổng số các loài Cẩm cù của Việt Nam mọc tự nhiên lên 25 loài.

Ảnh 1. Dạng hoa màu hồng của Cẩm cù hạnh Hoya hanhiae. Hình chụp bởi Nguyễn Thuý Hạnh

Cẩm cù hạnh là loài sống phụ sinh trên các thân cây già, dạng dây leo nửa hoá gỗ. Chúng có các rễ bám mọc ra từ các đốt thân, và có thể dài đến 5 m. Lá mọc đối chữ thập, phiến lá nạc, hình trứng đến hình trứng rộng, phiến lá dài 6–17 cm, rộng 4–10 cm và nhẵn. Gốc lá hình nêm hoặc tròn, đầu lá nhọn. Lá có 3–5 gốc, trong đó 2 gân gần sát gốc thường không nhìn thấy.Các gân bên nhìn rõ ở mặt trên trong khi chúng mờ ở mặt dưới. Cụm hoa xuất hiện ngoài nách lá, có dạng nửa hình cầu, dạng hoa tán và mang nhiều hoa, chừng 25 đến 43 bông. Hoa có nhiều dạng màu sắc, nhưng màu phổ biến nhất là màu hồng và vàng. Quả nang dài chừng 10 cm và mang nhiều hạt, hạt có túm lông.

Ảnh 2. Cẩm cù hạnh Hoya hanhiae sp. nov. (a) cây mang hoa trong môi trường sống tự nhiên, (b) lá, (c) cụm mang hoa với nhiều dạng màu sắc, (d) cụm hoa nhìn từ phía sau, (e) hoa nhìn từ phía trước và nghiêng, (f) hoa và các phần của hoa, (g) quả, (h) hạt. Hình chụp bởi Lê Tuấn Anh và Nguyễn Thuý Hạnh, thiết kế bởi Leonid Averyanov.

Hoya hanhiae có đặc điểm hình thái lá khá giống với các loài H. macrophylla H. verticillata do chúng có 3-5 gân gốc và đều có khả năng tìm thấy ở Việt Nam. Tuy nhiên chúng dễ dàng phân biệt bởi các đặc điểm so sánh trong bảng dưới đây.

 Đặc điểm  H. hanhiae  H. macrophylla  H. verticillata
 Phiến lá (cm)  6–17 X 4–10  4,5–18 X 2,5–8,8  7–14 X 3,5–6,5
 Cuống lá (cm)  1,5–3,5(5)  1,5–3  0,5–2,5
Gân phụ  Rõ mặt trên, mờ mặt dưới  Rõ cả hai mặt  Mờ cả hai mặt
 Cụm hoa  Ngoài nách lá  Nách lá  Ngoài nách lá
 Cuống cụm hoa (cm)  2,5-9  2-5  3-7
 Cuống hoa (cm)  1,5  1-2  2,5-3
 Màu sắc hoa  Vàng hoặc hồng  Trắng với các chấm hồng ở đỉnh của cánh hoa  Trắng
 Đầu lá đài  Nhọn  Nhọn  Tù
 Đường kính hoa (cm)  1  1,8  1,5
 Cánh hoa  Mặt trong đầy lông  Mặt trong đầy lông  Mặt trong nhẵn hoặc có ít lông
   Hình trứng rộng, gần nhọn  Hình trứng, nhọn  Hình trứng, nhọn
 Thuỳ tràng phụ  Gần nhọn  Tam giác  Nhọn giáo

Cẩm cù hạnh phân bố trong rừng thứ sinh cây lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở đất thấp trên đất cát tại các khu vực gần biển ở Quảng Trị và Nha Trang. Mùa hoa của chúng được quan sát vào mùa hè từ tháng 6 đến tháng 8 Dương lịch. Hoa rất thơm và có thể tồn tại đến 4 ngày, chúng có đặc điểm lạ là vào ban đêm thì hoa đóng lại sau đó lại mở ra vào sáng hôm sau.
Hoya hanhiae được đặt tên để kỷ niệm chị Nguyễn Thuý Hạnh, người đã có công phát hiện, thu mẫu và gửi các hình ảnh đẹp đến các nhà khoa học nghiên cứu. Ngoài hai màu phổ biến là hồng và vàng, một số khác được quan sát thấy màu vàng nhạt hoặc màu hồng thẫm. Đây là một loài Cẩm cù rất đẹp với sự đa dạng về màu sắc và là đặc hữu củaViệt Nam.

Ảnh 3. Dạng hoa màu vàng sáng của Cẩm cù hạnh Hoya hanhiae. Hình chụp bởi Trần Thị Thu Hiền

Công bố này hiện nay đã được chấp nhận và đang trong quá trình in bởi tạp chí Nordic Journal of Botany (http://www.nordicjbotany.org/accepted-article/hoya-hanhiae-sp-nov-apocynaceae-asclepiadoideae-central-vietnam) (Phiên bản cuối cùng có thể tìm thấy tại www.blackwell-synergy.com)

Xuất bản bởi CeREC.  Tác giả: Phạm Văn Thế

 Back to Top