Workshop on Conservation of Tonkin Snub-nosed Monkey and Biodiversity in Khau Ca - Du Gia area, Ha Giang Province - Hội thảo Bảo tồn Voọc mũi hếch và đa dạng sinh học ở khu vực Khau Ca - Du Già

HỘI THẢO BẢO TỒN VOỌC MŨI HẾCH VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC Ở KHU VỰC KHAU CA - DU GIÀ  [Xem >>]

 During 2013-2014, with financial support from Mohamed bin Zayed Species Conservation Fund and Vietnam National Foundation for Science & Technology Development (Nafosted), Centre for Resource, Environment and Climate change (CeREC) carried field study for assessment of mammal fauna and feeding ecology of Tonkin Snub-nosed Monkey Rhinopithecus avunculus for enhancing biodiversity conservation in this world most important area.
In 19 June 2014, a workshop on Conservation of Tonkin Snub-nosed Monkey and Biodiversity in Khau Ca - Du Gia area, Ha Giang Province" was held in Ha Giang City for presenting the study results and conservation recommendations . The workshop was co-hosted by Centre for Resource, Environment and Climate change (CeREC) and Ha Giang Forest Protection Department. About 30 persons attended this workshop including scientists from Centre for Resource, Environment and Climate change, Centre for Plant Conservation, Fauna & Flora International, staff members from Ha Giang Forest Protection Department, Management boards of Du Gia Nature Reserve, Khau Ca Tonkin Snub-nosed Monkey Conservation Area. Download the workshop reports here (in Vietnamese only).

Ass.Prof. Dr. Nguyen Huu Duc , CeREC Director giving presentation at the Workshop - PGS. TS. Nguyễn Hữu Dực - Giám đốc CeREC - trình bày báo cáo tại Hội thảo

Ngày 19/6/2014, Trung tâm Tài nguyên, Môi trường và Biến đổi khí hậu (CeREC) đã phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Hà Giang tổ chức Hội thảo khoa học "Bảo tồn Voọc mũi hếch và Đa dạng sinh học ở khu vực Khau Ca - Du Già, tỉnh Hà Giang". Hội thảo được tổ chức tại trụ sở Chi cục Kiểm lâm Hà Giang, Thị xã Hà Giang với hơn 30 đại biểu tham gia, gồm các nhà khoa học từ Trung tâm Tài nguyên, Môi trường và Biến đổi khí hậu, Trung tâm Bảo tồn Thực vật, Tổ chức Bảo tồn Động Thực vật (FFI), Chi cục Kiểm lâm Hà Giang, Hạt kiểm lâm và Ban quản lý KBTTN Du Già, Ban quản lý KBTLSC Voọc mũi hếch Khau Ca. Tại Hội thảo, các đại biểu được nghe các nhà khoa học từ Trung tâm Tài nguyên, Môi trường và Biến đổi khí hậu trình bày các kết quả đạt được về nghiên cứu khu hệ thú và sinh thái học dinh dưỡng Voọc mũi hếch ở khu vực Khau Ca - Du Già, các đề xuất giãi pháp tăng cường quản lý bảo tồn Voọc mũi hếch và đa dạng sinh học trong khu vực. Hội thảo đã giành nhiều thời gian cho các đại biểu đã thảo luận về các kết quả nghiên cứu đạt được cũng như các giãi pháp quản lý bảo tồn đề xuất.
Tỉnh Hà Giang nằm ở vị trí rất quan trọng đối với bảo tồn ĐDSH của Việt Nam, khu vực và trên thế giới. Hà Giang là nơi có số lượng Voọc mũi hếch lớn nhất VN với khoảng 150 cá thể, chiếm 60% tổng số cá thể VMH hiện nay. Ngoài ra, Hà Giang có vai trò quan trọng trong bảo tồn nhiều loài động, thực vật khác. KBTTN Du Già được thành lập năm 1994, thuộc địa phận các xã Du Già, huyện Yên Minh; xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê và xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang; diện tích hiện nay là 11.795 ha với địa hình chủ yếu là núi đất và một phần nhỏ núi đá, nhưng có độ dốc cao, bình độ dao động từ 400-2.275 m so với mặt biển. Khu bảo tồn có 3 kiểu rừng chính là: rừng nhiệt đới thường xanh đất thấp, rừng nhiệt đới thường xanh núi thấp và trung bình và một diện tích nhỏ rừng thường xanh trên núi đá vôi. Tổng diện tích rừng tự nhiên của khu bảo tồn là 10.712 ha. KBTLSC Khau Ca được thành lập năm 2008 sau khi phát hiện quần thể voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus) lớn nhất Việt Nam ở đây vào năm 2002. Khu bảo tồn nằm sát ranh giới Tây Nam của KBTTN Du Già, thuộc địa giới hành chính của các xã Tùng Bá (huyện Vị Xuyên), Minh Sơn và Yên Định (huyện Bắc Mê), tổng diện tích là 2.024 ha. Sinh cảnh chính trong khu bảo tồn là rừng thường xanh trên núi đá vôi nguyên sinh hoặc ít bị tác động (gần 1.000 ha). Ngoài ra, còn một diện tích nhỏ các sinh cảnh khác như rừng thứ sinh thường xanh cây lá rộng, trảng cây bụi thứ sinh và trảng cỏ thứ sinh.

Mr. Hoang Van Tue , Head of Nature Protection Unit of Ha Giang Forest Protection Department, Director of Khau Ca TSM Conservation area giving talk at the workshop. Ông Hoàng Văn Tuệ - Trưởng Phòng Bảo tồn Thiên nhiên, Chi cục Kiểm lâm Hà Giang, Giám đốc KBTLSC VMH Khau Ca phát biểu tại Hội thảo

Mặc dù được thành lập từ năm 1994, nhưng các giá trị đa dạng sinh học của KBTTN Du Già rất ít được nghiên cứu đánh giá. Tại KBTLSC Khau Ca, các nghiên cứu tập trung vào giám sát hiện trạng và nghiên cứu sinh thái học của quần thể voọc mũi hếch. Công tác bảo tồn ĐDSH trong khu vực Khau Ca - Du Già đang gặp nhiều khó khăn, thách thức đo đời sống người dân còn nghèo, trình độ khoa học kỹ thuật chưa phát triển và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cao gây nên áp lực lớn đối với tài nguyên ĐDSH của tỉnh. Hà Giang còn là một tỉnh nghèo nên việc đầu tư nhân lực, kỹ thuật và tài chính cho công tác bảo tồn ĐDSH còn hạn chế dẫn đến tài nguyên ĐDSH tiếp tục bị suy thoái trong nhiều năm qua.
Trong năm 2013 - 2014, được sự tài trợ của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia (Nafosted) và Quỹ Mohamed bin Zayed Species Conservation Fund. Trung tâm Tài nguyên, Môi trường và Biến đổi khí hậu (CeREC) đã tiến hành điều tra đánh giá đa dạng sinh học khu hệ thú ở khu vực Khau Ca - Du Già và nghiên cứu sinh thái dinh dưỡng của Voọc mũi hếch nhằm cung cấp các tư liệu cấp nhật và đầy đủ hơn làm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn Voọc mũi hếch và đa dạng sinh học trong khu vực Khau Ca - Du Già. Cho đến này tại khu vực Khau Ca - Du Già đã ghi nhận được 67 loài thú, trong đó có 18 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng trong nước và trên toàn cầu cần ưu tiên bảo tồn. Đặc biệt, vùng nghiên cứu có tầm quan trọng đặc biệt đối với bảo tồn loài voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus) và voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi). Chi tiết các báo cáo tại hội thảo có thể tải TẠI ĐÂY.